|
||||||
Khối u tinh hoàn khá phổ biến nhưng không phải lúc nào chúng cũng do ung thư, chúng có thể xuất hiện ở nam giới trưởng thành hoặc các bé trai. U tinh hoàn có thể có ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những chấn thương hoặc nam giới đang tiềm ẩn một căn bệnh nào đó.
Nguyên nhân u tinh hoàn
U tinh hoàn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân viêm tinh hoàn khác nhau như bao gồm chấn thương, dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng và các yếu tố khác. Một số bệnh lý gây u tinh hoàn bao gồm:
+ Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Loại u tinh hoàn này là loại thường gặp nhất. Các khối u này có thể sẽ dễ nhận thấy hơn sau tuổi dậy thì vì khi đó, lượng máu đến tinh hoàn đã phát triển đầy đủ sẽ nhiều hơn.
+ Tràn dịch tinh mạc: Sự tích tụ dịch bên trong tinh hoàn có thể gây ra tình trạng tràn dịch tinh mạc. Trẻ sinh non thường sẽ có nguy cơ tràn dịch tinh mạc cao hơn.
+ U nang mào tinh: xảy ra khi mào tinh (ống dài, xoắn, nằm phía dưới tinh hoàn) chứa đầy dịch và không thể làm lượng dịch này thoát ra ngoài được. Nếu dịch này có chứa tinh trùng, thì tình trạng này sẽ được gọi là u tinh dịch. Loại u tinh hoàn này rất phổ biến và thường sẽ tự biến mất.
+ Xoắn tinh hoàn: xảy ra khi tinh hoàn bị xoắn lại, thường là do chấn thương hoặc tai nạn. Đây là tình trạng phổ biến nhất ở bé trai 13-17 tuổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi độ tuổi khác. Đây là một tình trạng cấp cứu cần được theo dõi và điều trị y tế ngay lập tức.
+ Viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn
+ Thoát vị: xảy ra khi một phần của ruột bị sa xuống háng và làm bìu bị phì đại
+ Ung thư tinh hoàn
Điều trị u tinh hoàn
Phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị u tinh hoàn sẽ khác nhau
+ Nếu u tinh hoàn do giãn tĩnh mạch thừng tinh: thường sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sỹ có thể sẽ kê thuốc giảm đau hoặc khuyên bạn nên dùng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn. Trong trường hợp tái phát hoặc khó chịu, bạn sẽ cần phải phẫu thuật để làm giảm sự tắc nghẽn ở các tĩnh mạch. Phẫu thuật sẽ bao gồm việc thắt tĩnh mạch bị ảnh hưởng và dẫn máu từ tĩnh mạch đó thông qua một dụng cụ khác để làm giảm sưng.
+ Nếu u tinh hoàn do tràn dịch tinh mạc: bệnh nhân cần được phẫu thuật nhưng đa số các trường hợp tràn dịch tinh mạc sẽ tự biến mất khi trẻ được 2 tuổi. Phẫu thuật sẽ bao gồm việc tạo ra những vết cắt nhỏ ở bìu để dẫn dịch thừa ra ngoài.Chè vằng
+ Nếu u tinh hoàn do u nang mào tinh: không cần điều trị trừ khi khối u gây đau đớn hoặc khó chịu. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cần phải phẫu thuật. Bác sỹ sẽ loại bỏ khối u nang và khâu bìu lại bằng chỉ tự tiêu sau 10 ngày.
+ Nếu u tinh hoàn do viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn:bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh
+ Nếu u tinh hoàn do thoát vị: người bệnh sẽ được điều trị bằng phẫu thuật
+ Nếu u tinh hoàn do ung thư tinh hoàn: người bệnh sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc các biện pháp khác. Phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào việc bạn phát hiện ra ung thư sớm hay muộn và phụ thuộc vào các yếu tố khác. Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn sẽ làm ngăn chặn tình trạng ung thư không lan rộng đến các phần khác của cơ thể.
Nếu chỉ dựa vào triệu chứng thì rất khó tìm ra nguyên nhân gây u tinh hoàn. Do vậy, nếu bạn nhận thấy bất cứ thay đổi nào, bạn nên đi khám. Thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn của mình cũng có thể sẽ giúp bạn nhận ra những thay đổi sớm hơn.
(04) 62 99 11 99
Gọi cho tôi nếu bạn đang băn khoăn một vấn đề tế nhị cần được giải đáp.
Hoặc bấm TƯ VẤN TRỰC TUYẾN tôi sẽ hỗ trợ ngay cho bạn.
Hoặc gửi thư qua: [email protected] nếu bạn muốn kể chi tiết hơn.
0969 668 152 - 02437 152 152